Vụ chìm tàu MV Wakashion ngày 15/7/2020 chở theo 4.000 tấn dầu đã gây ra một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất tại Mauritius và tác động tàn phá kéo dài trong nhiều thập kỷ và có thể mất đến hàng nghìn tỷ đô để khắc phục những tác hại mà nó gây ra.

Tàu hàng MV Wakashio mắc cạn và dầu rò rỉ vào ngày 7-8. Ảnh nhỏ: Tàu hàng MV Wakashio gãy đôi vào lúc 16 giờ 30 ngày 15-8 (giờ địa phương)

Giám đốc Bảo tồn của Quỹ Động vật Hoang dã Mauritius, ông Vikash Tatayah trả lời phỏng vấn trực tuyến của NHK về việc ước tính có khoảng 1.000 tấn dầu nặng đã bị rò rỉ ra Ấn Độ Dương. Ông giải thích rằng sự cố xảy ra cách 1 khu vực bảo tồn thiên nhiên khoảng 2km. Khu bảo tồn này có hơn 35 năm nỗ lực bảo vệ các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng và thực vật quý hiếm.

Ông cho biết đã có nhiều loài cá và cua bị chết do tràn dầu.

Theo ông Tatayah, các rừng đước ngập mặn được bảo vệ bởi Công ước Ramsar cũng đã bị phá hủy. Ông nói thêm rằng đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các loài chim và côn trùng trong trung và dài hạn.

Vị giám đốc giải thích rằng ảnh hưởng kinh tế dọc khu vực ven biển sẽ rất nặng nề, vì nhiều người phụ thuộc lớn vào đánh bắt cá và du lịch.

Một người đàn ông múc dầu trên mặt nước.

Cuộc khủng hoảng vượt quá tầm kiểm soát của một quốc gia

Giữa những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, giờ đây Mauritius lại gặp phải cuộc  khủng hoảng môi trường. Sự cố tràn dầu được cho là sẽ cản trở khả năng phục hồi của nền kinh tế Mauritius, vốn phụ thuộc lớn vào du lịch ven biển và đang chịu tác động nghiêm trọng từ các lệnh hạn chế đi lại do đại dịch.

Trong hoàn cảnh này, Mauritius và các quốc gia châu Phi khác cần nhanh chóng xem xét lại các chiến lược dự phòng và năng lực ứng phó để lục địa có thể bắt đầu rút ra những bài học kinh nghiệm.

Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản và Tổ chức Hàng hải quốc tế đã hợp tác để hỗ trợ các nỗ lực của Mauritius trong việc chạy đua với thời gian nhằm bơm rút nhiên liệu khỏi con tàu MV Wakashio đã bị đứt gãy vào ngày 15/8 vừa qua. Trong khi đó, các tình nguyện viên địa phương cũng đã áp dụng mọi biện pháp để giảm thiểu tác động của sự cố môi trường nghiêm trọng này.

Sự cố chìm tàu MV Wakashio đã buộc Mauritius phải kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Nhưng sau sự việc lần này, câu hỏi được đặt ra là liệu các quốc gia châu Phi khác và các tổ chức khu vực có xây dựng được năng lực cần thiết để ứng phó với các cuộc khủng hoảng có quy mô tương tự như vụ chìm tàu MV Wakashio mà không phụ thuộc vào sự hỗ trợ quốc tế hay không? Khi tại châu Phi, nhiều quốc gia như Mauritius thiếu một số nguồn lực hoặc năng lực cần thiết để đối phó với một thảm họa tương tự như vụ tàu MV Wakashio. Trong bối cảnh đó, các chính phủ châu Phi cần đánh giá và cập nhật để lập kế hoạch phản ứng trong tương lai, đồng thời cần phát triển các nguồn lực và kỹ năng tập thể tốt hơn, nhiều hơn ở cấp khu vực hoặc châu lục.

Những tình nguyện viên dọn dẹp dầu vào ngày 9-8

Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác là cần cải thiện cơ chế giải trình. Theo nghĩa vụ quốc tế, các chủ sở hữu Nhật Bản của tàu MV Wakashio đã đề nghị bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, việc tìm kiếm và xác định trách nhiệm của chủ sỡ hữu là không dễ dàng, điều có thể thấy trong cuộc điều tra vụ nổ thảm khốc ở cảng Beirut ngày 4/8 vừa qua.

Đã đến lúc các thể chế hàng hải châu Phi cần xem xét lại cách tiếp cận và xây dựng trình độ chuyên môn cùng cơ chế ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo các hành động cấp khu vực hoặc lục địa được triển khai nhanh chóng và hiệu quả khi sự cố rò rỉ dầu không thể tránh khỏi phát sinh.