Bảo hiểm trách nhiệm môi trường được nhiều nước trên thế giới sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như bảo hiểm trách nhiệm pháp lý ô nhiễm, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý suy giảm môi trường hoặc bảo hiểm trách nhiệm pháp lý ô nhiễm môi trường. Còn ở Việt Nam nó có tên gọi khác là bảo hiểm trách nhiệm môi trường

 Vậy bảo hiểm trách nhiệm môi trường là gì?

Là bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm bồi thường đối với bên mua bảo hiểm với việc chi trả cho hoạt động khôi phục khi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đất, nước, không khí và thiệt hại về đa dạng sinh học.

Và đây cũng là bảo hiểm cho những tổn thất phát sinh do tình trạng ô nhiễm từ những địa điểm mà người được bảo hiểm sở hữu hay hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm môi trường còn là công cụ linh hoạt, mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ các công ty quản lý rủi ro về môi trường.

Quyền lợi của doanh nghiệp

- Là bảo hiểm cho những sự cố về ô nhiễm cũng như nêu rõ khái niệm về chi phí bồi thường thiệt hại.

- Nêu rõ trách nhiệm liên quan đến tình trạng ô nhiễm từ tài sản đến bên thứ 3, thiệt hại đối với môi trường của đất đai sở hữu của doanh nghiệp hoặc chi phí gián đoạn.

- Phạm vi bảo hiểm không nêu rõ ô nhiễm ngẫu nhiên và ô nhiễm từ từ.

- Tài sản của bảo hiểm được liệt kê theo từng danh mục.

Vì thế mà trong Luật BVMT sửa đổi cần phải quy định ai gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản cũng cần thay đổi toàn diện nhận thức và hành vi của con người, nhất là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất trong BVMT cho sự phát triển bền vững.

Đối tượng mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường

Để doanh nghiệp xác định có thuộc đối tượng trên hay không thì cần xác định theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Ngoài quy định về các thủ tục, loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần thực hiện thì nghị định cũng quy định rõ đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường với:

- Hoạt động dầu khí như tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, tàu biển vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ và nhiều hàng hóa nguy hiểm khác. Áp dụng với những tàu biển có dung tích trên 1.000 GT.

- Các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản, áp dụng với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Các cơ sở sản xuất phân bón hóa học với công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Các cơ sở sản xuất ắc quy với công suất từ 300.000 Kwh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Lọc, hóa dầu với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Các cơ sở lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Như vậy, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ bảo hiểm môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc hạn chế và khắc phục hoàn toàn các sự cố môi trường xảy ra.