Vấn đề năng suất lao động của người lao động Việt Nam gần đây đã được nhiều cơ quan chức năng, của các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp và người lao động quan tâm đánh giá. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được công bố mới đây cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

Vậy những đánh giá trên có đúng? Làm thế nào để năng suất lao động ngày càng tăng và đây có phải là vấn đề riêng của người lao động hay của cả doanh nghiệp và toàn xã hội?

1. Năng suất lao động là gì?

Năng suất lao động là một tiêu chí đánh giá hiệu quả, nói một cách khác năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm.

Năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, giá trị chất lượng, sự đổi mới chất lượng cuộc sống. Đó là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hoá bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả các nguồn lực và yếu tố tham gia vào một quá trình hay một loạt các hoạt động kinh tế trong một thời gian nhất định. Năng suất là một trạng thái tổng hợp cách thức hoạt động của con người và các doanh nghiệp.

Điểm căn bản nhất của cách tiếp cận mới về năng suất lao động là tăng số lượng đồng thời tăng chất lượng. Điều này có nghĩa là sử dụng cùng môt khối lượng nguyên liệu, lao động, vốn, năng lượng… để sản xuất một khối lượng lớn hơn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, theo cách hiểu trên rất khó phân biệt trình độ, kỹ năng đóng góp của người lao động vào năng suất lao động của mỗi nền kinh tế. Vì vậy, quan niệm về năng suất lao động phải được nhìn nhận đầy đủ hơn, bao trùm cả số lượng và chất lượng sản phẩm để có giá trị gia tăng cao; lao động bao gồm cả lao động sống và lao động quá khứ. Cần xác định các chỉ tiêu để tính toán năng suất lao động như năng suất lao động cá nhân, năng suất lao động xã hội, tốc độ tăng năng suất lao động… để đánh giá đúng năng suất lao động của một cá nhân, một đơn vị, hay một quốc gia và cốt lõi là tìm các biện pháp làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.

                                              

2. Những nhân tố ảnh hưởng năng suất lao động của doanh nghiệp

- Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất: Ngoài yếu tố về điều kiện tự nhiên thuận lợi, như vị trí địa lý, giàu tài nguyên khoáng sản... thì khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng… Ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại, nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu; tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật như phát triển các ngành năng lượng, cơ khí, luyện kim, hoá học, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên lạc.

- Yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người:

Thứ nhất, các yếu tố gắn với bản thân người lao động. Đó là trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Nếu người lao động có trình độ học vấn sẽ tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao, tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.

Người lao động cần phải có sức khỏe để đảm bảo làm hoàn thành công việc được giao, nhất là chịu đựng được áp lực khi phải tăng cường độ lao động lúc cần thiết. Có sức khỏe sẽ đảm bảo các thao tác chính xác, tập trung an toàn trong lao động, giảm thiểu sản phẩm lỗi.

  - Các yếu tố thuộc về môi trường lao động, đó là môi trường tự nhiên và điều kiện lao động

Môi trường tự nhiên: Nhiều nơi người lao động phải làm việc trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, như làm việc ngoài trời, hầm lò, nơi nhiệt độ cao cản trở đến công việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Trong trưởng hợp có thể, nếu có sự quan tâm đầu tư cải thiện hạn chế tác động xấu của môi trường tự nhiên, cũng là góp phần tăng năng suất lao động.

Ngoài ra trong môi trường lao động cần được đảm bảo an toàn khi lao động. Chúng ta thấy rất nhiều trường hợp người lao động gặp tai nạn lao động trong quá trình hoạt động dẫn đến tình trạng khó tuyển dụng, nghỉ việc nhiều, ngại hoạt động trong quá trình làm việc, làm giảm năng suất lao động. Để tránh những điều này, chủ doanh nghiệp nên quan tâm đến môi trường làm việc như sử dụng các sản phẩm bảo hộ cao động chuyên nghiệp, trong đó có sản phẩm thấm hút dầu chuyên nghiệp

Nền nhà, máy móc với lượng dầu tràn nhiều, không được xử lý sẽ rất dễ gây ra tai nạn cho người lao động. Chính vì thế các sản phẩm giúp thấm hút dầu như thảm thấm dầu, cuộn thấm dầu, tấm thấm dầu...hay các sản phẩm giúp lau dầu như tấm thấm dầu, gối thấm dầu, phao thấm dầu ... sẽ giúp xử lý những điều đó. Giúp cho môi trường lao động được an toàn hơn, nâng cao năng suất lao động và giúp chủ doanh nghiệp tránh khỏi những điều không mong muốn.

Điều kiện lao động: Là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động như  ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt, ô nhiễm sẽ ảnh hưởng sức khỏe người lao động, cảm giác không an toàn, giảm khả năng lao động. Chính vì thế để nâng cao được năng suất lao động thì chủ doanh nghiệp cần hỗ trợ nâng cao về trình độ cho người lao động cũng như tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân

#tamthamdau #cuonthamdau #xobongthamdau

#goithamdau #xobongthamdau #bignanotech #n-fiber

#antoanlaodong #xulydau