Sự cố tràn dầu là một mối quan tâm môi trường đang gia tăng. Nó gây hại cho cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Sự cố tràn dầu trên biển có thể có tác động kinh tế nghiêm trọng đối với các hoạt động ven biển. Cũng như đối với những người khai thác tài nguyên trên biển. Do đó, các cộng đồng có nguy cơ xảy ra thảm họa dầu mỏ phải lường trước hậu quả và chuẩn bị cho chúng.

Ô nhiễm biển do dầu tràn

Trong những năm gần đây, tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến những tác động của các chất gây ô nhiễm. Và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người trong môi trường sống. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và đại dương trên bề mặt trái đất. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này phần lớn là do con người sử dụng các loại hóa chất và nhiên liệu từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Đặc biệt là dầu mỏ.

Mặc dù giá trị sử dụng của dầu mỏ rất lớn, nhưng do tính chất nguy hiểm của nó (dễ cháy nổ, ô nhiễm cao). Hàng năm chúng ta vẫn phải chứng kiến rất nhiều những vụ tai nạn từ các tàu dầu. Làm hàng triệu tấn dầu bị tràn ra biển gây những hậu quả rất lớn đến tài nguyên và môi trường biển trên trái đất.

Sự cố tràn dầu có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Như tàu ​​chở dầu, các cơ sở khai thác và lưu chứa dầu. Sự cố tràn dầu từ tàu dầu thường là do vết rạn, nứt thủng ở thân tàu hoặc do va chạm. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàng năm trên thế giới có khoảng 3,5 triệu tấn dầu từ tất cả các nguồn đã bị đổ xuống biển. Trong đó 400.000 tấn là do tai nạn trên biển. 700.000 tấn do thao tác từ các tàu chở dầu. 300.000 tấn do đổ tháo nước dằn có lẫn dầu và 50.000 tấn do thao tác đưa tàu lên đà sửa chữa.

Tràn dầu

Ảnh hưởng của dầu tràn

Qua rất nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy, ô nhiễm dầu ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biết đối với hệ sinh vật phù du, tảo biển, rừng ngập mặn, hệ thủy – hải sản, du lịch và hoạt động giải trí,…

Dầu tràn có thể gây hại cho sinh vật vì thành phần hóa học của nó là độc hại. Điều này có thể ảnh hưởng đến các sinh vật cả từ tiếp xúc bên trong với dầu. Thông qua việc uống hoặc hít vào và từ tiếp xúc bên ngoài thông qua kích ứng da và mắt. Dầu cũng có thể làm chết một số loài cá nhỏ hoặc động vật không xương sống. Làm giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể của chim và động vật có vú,…

Dầu “nhẹ”

Dầu nhiên liệu, như xăng và nhiên liệu diesel, là loại dầu rất “nhẹ”. Chúng có đặc điểm là rất dễ bay hơi, vì vậy chúng thường không tồn tại lâu trong môi trường nước hoặc biển (thường không quá vài ngày).Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dầu nhẹ bị tràn. Nó có thể đem lại những mối nguy hiểm đáng kể. Nó có thể bắt lửa hoặc phát nổ ngay trên mặt biển. Hoặc, nhiều loại dầu nhẹ có thể giết chết động vật hoặc thực vật mà chúng chạm vào. Chúng cũng nguy hiểm đối với con người khí hít phải khói hay khi bị tác động lên da.

Dầu “nặng”

Ngược lại, các loại dầu rất “nặng”. Điển hình là dầu mỏ. Nó đươc sử dụng để làm nhiên liệu cho tàu. Khi gặp sự cố bị tràn ra, nó có thể tồn tại trong môi trường trong nhiều tháng. Hoặc thậm chí nhiều năm nếu không dùng biện pháp loại bỏ. Trong dầu mỏ có chứa chất hydrocarbon – một chất độc hại. Đối với tất cả các dạng sống và gây hại cho cả hệ sinh thái dưới nước và trên cạn. Chúng được coi là chất gây ô nhiễm hữu cơ thường xuyên nhất của hệ sinh thái dưới nước.

Mặc dù các loại dầu này có thể rất dai dẳng. Nhưng chúng thường ít độc hại hơn đáng kể so với các loại dầu nhẹ hơn. Thay vào đó, nó lại tác động tiêu cực đến các sinh vật trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ như có thể khiến các sinh vật mắc bệnh mãn tính như khối u,…

Đặc biệt, nếu dầu nặng dính vào lông các loại động vật như chim và các động vật có vú khác như dái cá,… Chúng có thể chết vì hạ thân nhiệt. Bởi khi đó chúng không thể giữ ấm cơ thể do bộ lông bên ngoài bị dính dầu và không thể rửa trôi. Sau nhiều ngày hoặc vài tuần, một số loại dầu nặng sẽ cứng lại. Rất giống với mặt đường nhựa. Ở trạng thái cứng này, dầu nặng có thể sẽ không gây hại cho động vật hoặc thực vật khi tiếp xúc với chúng nữa.

Chất phân tán dầu

Và kể cả sử dụng các chất phân tán dầu – một công cụ phổ biến được sử dụng sau sự cố tràn dầu. Thế nhưng, chất này cũng rất độc hại và đe dọa tới tính mạng các sinh vật. Bao gồm tất cả các động thực vật sống kể cả dưới nước và trên cạn. Chính vì thế, cần đề ra ngay các kế hoạch để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm dầu biển.

Biện pháp

Xuất phát từ tính cấp thiết đó và trên cơ sở kết quả một số nghiên cứu từ trong và ngoài nước. Các nhà khoa học đã có một số giải pháp hữu hiệu và mang tính khả thi cao. Nhằm làm xử lý các loại dầu tràn gây ô nhiễm môi trường biển từ các tàu chở dầu hiện nay. Đồng thời hạn chế những tác động xấu tới tài nguyên và môi trường biển do các hoạt động hàng hải gây ra.

Để ngăn ngừa tác động lan tràn khi sự cố xảy ra. Chúng ta có thể xử lý dầu tràn bằng cách sử dụng rào chắn bằng vật liệu thấm hút như PHAO THẤM DẦU, TẤM THẤM DẦU, XƠ BÔNG THẤM DẦU. Hoặc dùng thuyền để vớt dầu trên bề mặt. Một phương pháp hữu ích khác là đốt tại chỗ, dầu sẽ bị đốt cháy ngay trong nước.

phao thấm dầu

Các công nghệ xử lý sinh học mới cũng liên tục được phát triển. Bằng cách sử dụng các vi sinh vật để chuyển hóa các hydrocarbon thành các hợp chất ít độc hại hơn. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những phương pháp mới. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự cố tràn dầu. Thậm chí còn có những nghiên cứu sử dụng protein từ mồ hôi ngựa để giảm nhẹ thiệt hại môi trường.

Do không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tràn dầu trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển dầu, cần phải có một kế hoạch chi tiết để làm sạch và hạn chế các tác động tiêu cực. Tuy nhiên, với các quy tắc và quy định ngày càng nghiêm ngặt, cùng với sự phát triển không ngừng của các nghiên cứu khoa học, số vụ tràn dầu cũng như mức độ thiệt hại nghiêm trọng cũng được giảm thiểu đáng kể

Để được tư vấn mua bộ xử lý tràn dầu, phao thấm dầu, tấm thấm dầu Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV BIG NANO TECHNOLOGY

Địa chỉ: Tòa tháp A The Manor, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội, Việt Nam

Hotline: (+84) 879 808 080

Email: sale@bignanotech.com.vn

Website: http://bignanotech.com.vn/