Hiệu ứng nhà kính là cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Thực tế đây là hiện tượng biến đổi khí hậu đáng quan tâm hàng đầu vì tác động nguy hại đến cuộc sống của con người

  1. Hiệu ứng nhà kính là gì

Hiệu ứng nhà kính hay còn được gọi là Greenhouse Effect là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cụm từ “effet de serre” trong tiếng Pháp. Đây là cụm từ được nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier đưa ra vào năm 1824. Lúc bấy giờ, trong khí quyển xảy ra một vụ nổ mạnh khiến nhiệt độ của một vùng tăng lên. Ba năm sau, hiện tượng này đã được giải thích bởi Joseph và nhận được  nhiều sự quan tâm của giới truyền thông.

Theo các nghiên cứu của Joseph, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hay bất kì loại mái bằng kính. Nguồn năng lượng này được hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian.

Khi đó toàn bộ không gian bên trong ấm lên thay vì chỉ những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này được ứng dụng như một phương pháp trồng cây từ rất lâu. Ngoài ra trong kiến trúc, hiệu ứng nhà kính được áp dụng để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Tuy nhiên, khái niệm này được mở rộng và mang tầm vĩ mô hơn dưới cái tên hiệu ứng nhà kính khí quyển. 

  1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng khí quyển

Để tìm hiểu nguyên nhân ngọn nguồn dẫn đến hiệu ứng khí quyển xảy ra hiện nay, không gì khác ngoài yếu tố CO2. Nó là kết quả của quá trình bức xạ mặt trời xuyên tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Mặt đất khi này hấp thụ bức xạ nhiệt nên nóng lên khiết nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao.

Thực tế hiệu ứng nhà kính có tác dụng tăng nhiệt độ của trái đất trong những năm đầu của sự sống. Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ của trái đất chỉ duy trì ở khoảng -23 độ C. Nhiệt độ hiện tại trên trái đất là 15 độ C. Tuy nhiên hiệu ứng nhà kính cùng với lượng bức xạ ngày càng mạnh đang khiến trái đất tăng nhanh lên 38 độ C.

Vậy tại sao khí CO2 trong thời gian gần đây lại tăng nhanh đến vậy? Để giải thích cho sự gia tăng khí CO2 bởi các hoạt động chặt phá rừng, san rừng làm đất canh tác khiến cây cối ngày càng ít không thể hấp thụ khí CO2 được. Đây là một trong những yếu tố khiến khí CO2 trở nên dư thừa và khó hấp thụ. Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao thì kéo theo đó là sự gia tăng nhiệt độ trái đất. Theo ước tính, đến khoảng nửa thế kỷ sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng nhiệt độ đến khoảng 1.5 – 4.5°C.

  1. Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Con người đang phải hứng chịu những hậu quả bởi biến đổi toàn cầu gây ra. Trong đó Việt Nam được xem như là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Về nguồn nước: nước sạch cung cấp cho cuộc sống ngày càng bị hạn hẹp rõ rệt. Hạn hán kéo dài kèm theo mưa lũ triền miên. Nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, cho cuộc sống về số lượng hay chất lượng đều không được đảm bảo.

Về sức khỏe: Nhiều loại bệnh lạ xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm nặng nề.

Hiện tượng băng tan: Tình trạng băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực đang diễn ra ngày càng nhanh. Điều này khiến nước biển dâng cao, một số khu vực lân cận bị nhấn chìm. Thậm chí theo cảnh báo, trong nhiều năm tới có thể một số quốc gia sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

Sinh vật: Sự nóng lên của toàn cầu kiến cho hệ sinh thái, động thực vật bị thay đổi điều kiện sống. Nhiều động vật không thể thích nghi và dần rơi vào tuyệt chủng. 

 

  1. Các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Các chuyên gia về môi trường cùng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để nhân loại có thể  khống chế hiện tượng biến đổi khí hậu, hiêu ứng nhà kính chính là kiểm soát, giảm thiểu được chính những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính 

Không cần phải dùng những biện pháp cao siêu, xa vời gì mà chính những hoạt động thiết thực được liệt kê ra sau đây cũng có thể hạn chế tình trạng này một cách hiệu quả. Có thể kể đến một số biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được các chuyên gia khuyến khích như:

  • Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,…
  • Sử dụng điện cũng như các tài nguyên như nước, rừng, khoáng sản,…  tiết kiệm và hiệu quả.
  • Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng là một trong những biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được quan tâm. Bởi đây là phương pháp giúp kiểm soát được chất gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất (khí CO2).
  • Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thói quen sinh hoạt phù hợp với điều kiện khí hậu như xây nhà chống bão, trồng và nuôi những loài có khả năng chịu mặn cao, trồng cây ngắn ngày,…