Tràn dầu trên sông do hoạt động của các phao nổi kinh doanh xăng dầu trên sông hoặc những vụ va chạm phương tiện vận tải thủy có nguy cơ tràn dầu rất cao, không chỉ tác động tới môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên sông rất nhiều người chưa biết cách xử lý như thế nào. Hãy cùng Bignanotech tìm hiểu nguyên nhân và quy trình xử lý sự cố dầu trên sông để biết thêm thông tin:

tràn dầu trên sông

Bên cạnh nguy cơ từ các phao kinh doanh xăng dầu, còn có nguy cơ tràn dầu do va chạm phương tiện vận tải thủy. Khi xảy ra sự cố dầu loang ra làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thủy sản trên sông, dầu còn có thể tràn vào cửa hút của một số nhà máy nước sạch dọc bờ sông gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước. Khi xảy ra sự cố như trên phải triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường. Quy trình triển khai như sau:

  1.  Xử lý thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu

Khi nhận được thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu của cơ sở, Ban chỉ huy/Đội ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện xử lý thông tin, báo cáo gồm các nội dung sau:

- Đánh giá tính xác thực của thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu;

- Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố tràn dầu;

- Chỉ đạo đội ứng phó triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp theo phương châm 04 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện và thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

2. Thông báo về sự cố tràn dầu

- Thông báo nội bộ: cập nhật số điện thoại liên hệ

- Báo cáo, thông báo đến các cơ quan quản lý có liên quan (theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu) về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai, phối hợp ứng phó cụ thể và đề xuất kiến nghị: cập nhật địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận khẩn;

- Thông báo với cơ quan, đơn vị đã ký kết hợp đồng hỗ trợ ứng phó trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có): cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ;

- Thông báo cho đơn vị có khả năng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu (đối với sự cố vượt khả năng tự ứng phó của cơ sở): cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ;

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục: cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

3. Tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

a) Đối với sự cố tràn dầu ở quy mô cơ sở: mô tả cụ thể các hoạt động triển khai ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường và nêu rõ trách nhiệm từng thành viên tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.

b) Chuẩn bị các vật tư ứng phó tràn dầu như máy hút dầu, phao quây chặn dầu, tấm thấm dầu, đồ bảo hộ…………. để loại bỏ dầu tràn khỏi sông.

c) Đối với sự cố tràn dầu vượt khả năng tự ứng cứu của cơ sở: mô tả các biện pháp chủ động ứng phó tại chỗ, phương án phối hợp triển khai ứng phó và nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, vị tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.

4. Báo cáo quá trình ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu

- Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu: cơ sở thực hiện báo cáo về quá trình ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Báo cáo sự cố tràn dầu phải được duy trì liên tục từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, bao gồm các báo cáo sau:

+ Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu;

+ Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu;

+ Báo cáo kết thức sự cố tràn dầu: thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;

+ Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu: thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Nội dung báo cáo: gồm các thông tin sau:

+ Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;

+ Vị trí sự cố, toạ độ (nếu có)

+ Loại dầu (dầu thô, dầu thành phẩm, …);

+ Ước tính khối lượng và tốc độ dầu tràn;

+ Điều kiện thời tiết (sóng, gió, dòng chảy, …);

+ Các thông tin liên quan khác;

+ Các hoạt động đã và dự kiến triển khai;

+ Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố tràn dầu;

5. Kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

- Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường;

- Tổ chức quan trắc môi trường sau sự cố;

- Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường thiệt hại (nếu có)

- Đánh giá thiệt hại sau sự cố, tính toán chi phí xử lý; thực hiện công tác đền bù.

---------------------------------------------------------------------

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV BIG NANO TECHNOLOGY

Văn phòng đại diện: Tòa tháp A The Manor, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội, Việt Nam

Hotline: (+84) 879 808 080

Email: sale@bignanotech.com.vn

Website: http://bignanotech.com.vn/