Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Có nhiều biến chuyển khả quan trong giai đoạn nửa cuối năm 2019 khiến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chậm lại và làm chậm xu hướng chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc.


Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc tái khởi động. Với tình hình hiện nay có thể thấy rằng Việt Nam đã sẵn sàng trở thành một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc.
Thực tế, Việt Nam vẫn là vị trí thu hút chuyển dịch công nghiệp từ Trung Quốc nhờ chi phí hoạt động thấp và ưu đãi thuế do chính phủ đưa ra. So với các quốc gia trong khu vực về mức độ thu hút công nghiệp, Việt Nam vẫn là vị trí tiềm năng cho sự chuyển dịch của các công ty nhờ vào giá thuê đất, tiền nhân công, năng lượng và nhà xưởng thấp.

Bên cạnh chi phí hoạt động thấp, Việt Nam đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 22% xuống mức 20% vào năm 2016 cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài để tăng cường thu hút sản xuất từ nội địa và từ nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty trong các KCN cũng được hưởng nhiều ưu đãi lớn và sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ hơn trong thời gian tới.

Đây là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy nền công nghiệp trong nước, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng kim ngạch xuất khẩu các loại hình hàng hóa.
 

VIỆT HÀ