Ngày nay, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên hết sức trần trọng và cần báo động đỏ.

Môi trường đang khóc và kêu cứu

Thật đáng buồn và thất vọng bởi những con số thống kê về tình trạng môi trường Việt Nam. Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh số 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiệm trọng nhất thế giới. Vấn đề môi trường như thế này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của thành phố. Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp trong 8 nước Đông Nam Á.

Tình trạng đô thị hóa nhanh và đô thị hóa một cách bừa bãi gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị ngày càng trở nên tồi tệ. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60%-70% chất rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường chưa đạt chuẩn…. Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ ra sông, hồ…

Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nghiêm trọng với sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

                                                                        

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm của mình là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa không ảnh hưởng gì tới mình…

Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người mỗi chúng ta.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, gây ô nhiễm môi trường.  Một số doanh nghiệp đã lợi dụng một số chính sách và quy định về môi trường, có những hành động phá hoại môi trường.

Điều này đã để lại hậu quả gì?

Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đặc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thử” ở Thạch Sơn, Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra của Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ. Hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tạo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Những vấn nạn ô nhiễm môi trường đang diễn ra, và nó có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nước sạch, sống với những căn bệnh lạ…trong tương lại không xa nếu chúng tra không hành động ngay bây giờ. 

                                                                              

Lẽ nào chúng ta lại nhắm mắt làm ngơ?

Câu trả lời là KHÔNG! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa!  Nhà nước cần đưa ra các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động. Chúng ta cũng cần có biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm, bằng cách áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào công tác cải tạo môi trường tự nhiên. Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ cao trong xã hội tương lai, cũng như giá trị mà công nghệ cao đối với môi trường. Bignanotech – một đơn vị tiên phong trong việc áp dụng công nghệ nano vào việc sản xuất các sản phẩm xử lý ô nhiễm môi trường. Đây được coi là công nghệ hiện đại nhất, giúp tối đa công cuộc ứng phó và xử lý môi trường.

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và khắc phục các tình trạng ô nhiễm mà chính chúng ta là nguyên nhân. Vì tương lại một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của thế hệ mai sau