Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và không có biển. Đối mặt với tình hình tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì việc khai thác tài nguyên biển càng được các nước quan tâm và chú trọng. Việc phát triển kinh tế biển trở thành xu hướng tất yếu trên con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm cũng như không gian sinh tồn cho loài người trong tương lai. Nhìn lại bức tranh kinh tế biển Việt Nam trong thời gian qua, tuy có những thành tựu đáng kể nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, thách thức. Và một trong những vấn đề đau đầu và gây ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều nhất là hiện tượng biển nhiễm dầu ngày càng nhiều với quy mô lớn, gây thiệt hại đến môi trường, kinh tế- xã hội. Bởi vậy, việc xử lý các xự cố môi trường biển do dầu/hóa chất gây ra được coi là vấn đề cốt lõi để phát triển kinh tế biển một cách hài hòa, bền vững và đang được đặt ra một cách cấp bách.

Là một đất nước có vị trí bờ biển trải dài trên cả nước, kinh tế biển của nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Trong đó, tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu; các bể còn lại là bể Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định chính xác diện tích bể cũng như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m3 quy dầu, tương đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ lượng dầu khai thác hàng năm của Việt Nam. Ngành dầu khí đã có những đóng góp lớn trong việc phát triển kinh tế nước nhà, minh chứng là việc ngành dầu khí hiện nay đang đóng góp từ 10-25% GDP trên cả nước. Bởi vậy, việc phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu luôn được nhà nước ưu tiên và chú trọng.

Đi cùng với tiềm năng, cơ hội phát triển, thì công tác khai thác, san chiết dầu khí cũng là nguyên nhân lớn nhất cho hiện tượng ô nhiễm vùng biển hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm biển do dầu gây ra là do những vụ tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Trong khi đó, lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.  Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007, có khoảng 21.600 - 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý 1.721 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật biển 

Tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng trong thời gian qua. Việc khai thác quá tải dẫn đến tình trạng không đảm bảo được công tác lưu chứa dầu dẫn đến việc tràn dầu gây ô nhiễm vùng biển. Ngoài ra, công tác tiếp dầu trên biển, mua bán dầu lậu….cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm vùng biển.

Chúng ta đều biết, trong dầu có thành phần của chì, ngoài ra, với đặc tính dầu nhẹ, nổi trên mặt nước, khó cho khí đi qua….thì việc tràn dầu trên biển sẽ gây ra tác hại vô cùng lớn với hệ sinh thái biển. Các hiện tượng cá chết hàng loạt, san hô bị nhuộm đen hay những loài cá, loài sinh vật lạ, bị biến thể xuất hiện ngày càng nhiều. Hệ quả của việc ô nhiễm biển do dầu không phải chỉ mất thời gian 1 vài tháng có thể khắc phục được mà nó kéo dài đến 1,2 thế hệ sau. Bởi vậy, công tác bảo vệ, xử lý các hiện tượng tràn dầu không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà nó là công việc của toàn dân.

Hiểu được tính nghiệm trọng của vấn đề này, nhà nước ta đã có nhiều nghị định, bộ luật yêu cầu các đơn vị phải có phương án xử lý môi trường trong mọi trường hợp. Trong đó có nghị quyết 113  gần đây nhất ban hành về việc phòng tránh sự cố tràn dầu quốc gia và có hiệu lực vào ngày 13/1/2020 yêu cầu các đơn vị phải có phương án xử lý khi các sự cố xảy ra. Hưởng ứng phong trào của Chính phủ đề ra, Bignanotech – một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm giúp ứng phó xử lý môi trường như phao thấm dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu, xơ bông thấm dầu…đưa ra những hỗ trợ với tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc. Các doanh nghiệp đang gặp phải các sự cố môi trường do dầu/ hóa chất gây ra, cần hỗ trợ về các trang thiết bị giúp xử lý nhanh các vấn đề về môi trường mà đã được kể trên thì đơn vị chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí. Giúp doanh nghiệp có đủ trang thiết bị, mua đúng và đủ các sản phẩm mà doanh nghiệp mình cần, đảm bảo tính pháp lý và có thể ứng phó kịp thời trong những sự cố, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng do việc không chủ động ứng phó các sự cố khi mới xảy ra. Trong tháng 7 này, ngoài hỗ trợ về mặt tự vấn, chúng tôi có những chính sách ưu đãi ( giảm 15% tổng hóa đơn) cho các đơn vị liên hệ và sử dụng các dòng sản phẩm của Bignanotech.

NGUỒN: BIGNANOTECH