Để đảm bảo hiệu quả cho công tác loại bỏ xăng trong nước giếng của các hộ gia đình. Cần thực hiện cùng lúc quy trình xử lý ở mỗi giếng, tránh khả năng lan truyền xăng qua lại giữa các giếng.

Khi khắc phục sự cố dầu bị nhiễm vào nguồn nước giếng cần thực hiện qua 3 giai đoạn sau.

Giai đoạn 1:

  • Loại bỏ phần lớn khối lượng xăng trong nước giếng bằng vật liệu hấp thụ xăng dạng gối thấm, mức độ nhiễm xăng còn lại trong nước giếng ở dạng váng nổi và vết.
  • Ngăn chặn hiện tượng lan tỏa hơi xăng ra môi trường không khí xung quanh.

Giai đoạn 2:

  • Loại bỏ váng và vết xăng còn lại trên bề mặt bằng bột chất hấp thụ xăng dạng nổi.
  • Thực hiện các giải pháp phục hồi chất lượng nước ngầm.

Giai đoạn 3:

Cần được xử lý lượng xăng thu hồi và các chất thải bỏ.

  • Lượng xăng (nước + xăng) thu hồi trong quá trình xử lý được lưu trữ trong các bồn chứa, sau đó xăng được trích ly để sử dụng hoặc hỗn hợp được đốt để xử lý.
  • Các chất hấp thụ xăng được đốt kiểm soát để đề phòng khả năng cháy bất ngờ có thể xảy ra.
  •  

Trong giai đoạn thu hồi xăng dầu sử dụng các dụng cụ và cách sử dụng như sau

1. Gối thấm xăng dầu N-FIBER

Gối thấm sử dụng để thấm xăng là loại gối thấm dầu (Oil Absorbent Pillow) dùng trong các hoạt động thu gom dầu tràn trên mặt đất và mặt nước.

- Gối thấm được làm từ vật liệu polypropylene có tác dụng chỉ thấm dầu chứ không thấm nước. Các gối được đóng với kích thước khác nhau, nên có khả năng thấm hút khác nhau. Tối đa có thể lên đến 9 lít/cái.

- Các gối thấm được bố trí đều 1 lớp trong khung thép có kích thước phù hợp. Khung mang các gối thấm được đưa xuống giếng sao cho mặt trên của lớp gối vừa đủ ngập trong lớp xăng trên bề mặt. Sau khoảng 30 phút thấm hút, khung gối được kéo lên. Lượng xăng đã thấm trong gối được vắt vào một thùng chứa xăng qua một phểu thu.

  • Sau khi vắt hết lượng xăng đã thấm. Gối được sử dụng lại cho lần thấm tiếp theo. Quá trình thấm hút xăng bằng gối thấm sẽ được thực hiện cho đến khi lượng xăng trong giếng chỉ còn lại dạng váng nổi.
  • Lượng xăng thu hồi trong được có thể được tách nước và sử dụng làm nhiên liệu đốt hoặc được đốt thải bỏ.
  • Sau khi sử dụng, trong gối thấm vẫn còn lưu giữ một lượng hơi xăng nhất định. Để đảm bảo an toàn thì các gối này cần được giặt sạch và ngâm trong nước hoặc đốt có kiểm soát để phòng ngừa rủi ro cháy.

- Trong quá trình thực hiện ứng phó giếng nước nhiễm xăng dầu. Người thực hiện quá trình phải được trang bị mặt nạ phòng độc. Quần áo không thấm hơi xăng hoặc chống cháy để phòng ngừa khả năng cháy có thể xảy ra.

2. Xơ thấm dầu N-FIBER

- Xơ thấm xăng sử dụng là chất thấm dầu (có thể thấm hút hiệu quả xăng) trên mặt nước Cellusorb. Cellusorb là chất siêu thấm có khả năng hấp thụ các hỗn hợp dầu tràn vãi ở mọi dạng nguyên, nhũ hóa từng phần hay bị phân tán trên mặt nước.
Cellusorb có khả năng hút tối đa gấp 50 lần trọng lượng bản thân. Đặc biệt thích hợp cho trường hợp tràn trên mặt nước.

- Cellusorb có đặc tính chỉ hút dầu, không hút nước. Trong qui trình sản xuất, các xơ bông  trải qua công đoạn được phun phủ một lớp parafin mỏng. Chính lớp parafin này làm cho các xơ bông của Cellusorb kị nước. Nhưng khi tiếp xúc với dầu (kể cả dầu nhũ tương trong nước). Lớp bọc bằng parafin đó bị phá vỡ rất nhanh để cho các xơ bông tiếp xúc ngay với dầu và hút dầu.

- Cellusorb là một chất an toàn, không độc hại đối với động vật, thực vật, có thể hút triệt để váng dầu, làm mất hoàn toàn lớp óng ánh trên mặt nước.

- Đối với giếng nước thành được xây trơn bằng gạch hoặc bê tông và có chiều sâu mực nước thấp. Cellusorb được rải phủ trên toàn bộ bề mặt giếng, dùng gậy đảo để cellusorb tiếp xúc nhanh với váng xăng. Cellusorb sẽ nhanh chóng thấm hút hết lượng xăng váng trên bề mặt nước giếng. Sau 5-10 phút, dùng vợt hay lưới mặt nhỏ để vớt xơ bông đã thấm hút đẫm xăng dầu.

- Đối với các giếng có thành gồ ghề hoặc chiều sâu mực nước lớn. Để thuận lợi cho việc vớt cellusorb sau khi thấm xăng. Cellusorb được cho vào khung lưới mịn trước khi đưa xuống giếng. Cellusorb sau khi vớt lên sẽ được đốt để hoặc tiêu hủy theo quy trình giúp đảm bảo môi trường.

Việc nhiễm xăng dầu trong nguồn nước, trong giếng sinh hoạt diễn ra nhiều cạnh các kho xăng dầu. Cần có phương án ứng phó giếng nhiễm xăng dầu cho phù hợp.