Hiện nay, sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các quốc gia ven biển. Tại các quốc có biển, các vùng biển đang có hiện tượng “thủy triều đen” diễn ra phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như va chạm, tai nạn của các phương tiện vận tải thủy (đặc biệt là tàu chở dầu), sự cố giàn khoan, sự cố phun dầu do biến động địa chất, đổ trộm dầu thải trên biển hay do quá trình xả thải không đúng quy định của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất liên quan đến gầu và sản phẩm gốc dầu…..

Ảnh hưởng của dầu tràn đến môi trường

Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, nước, đất trên một khu vực rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là khai thác và sử dụng tài nguyên thủy sản.

Đối với các loài chim, dầu tràn làm lông “bị ướt” khiến chim dễ tổn thương, giảm khả năng bay. Khi các loài chim rỉa lông cũng như ăn các thức ăn dính dầu làm cho cho chúng bị kích thích hệ tiêu hóa, giảm chức năng của phổi, mất cân bằng trao đổi chất… nếu không được cứu và cứu chữa kịp thời sẽ bị chết. Với các loài động vật có vú, khi da và lông bị dính dầu sẽ giảm khả năng giữ nhiệt. Dầu ngấm vào cơ thể cũng như đi vào dạ dày sẽ tự làm rụng lông, giảm chức năng tiêu hóa, mất nước.

Dầu thô có thành phần chính là các hydrocacbon với nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và nhiều kim loại nặng. Khi dầu loang, làm giảm ánh sáng xuyên vào trong nước, hạn chế khả năng quang hợp của thực vật biển, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Sự cố dầu tràn ở Việt Nam

Mỗi năm có khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam, theo đường hàng hải từ Trung Đông tới Nhật Bản, Triều Tiên… Trong quá trình vận chuyển và khai thác ngoài khơi, có thể xảy ra sự cố (do con người, thiên tai…) dẫn đến dầu bị tràn ra biển, gây ô nhiễm môi trường biển. Theo thống kê của Bộ TN&MT, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, trong 20 năm gần đây, hàng năm có khoảng 10 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận, đặc biệt, năm 2012 có tới 12 vụ, ảnh hưởng đến môi trường vùng cửa sông và ven biển nước ta. Trong đó, tháng 1/2005 tàu chở dầu KASCO Monrovia va chạm với Cát Lái Jetty, trên sông Sài Gòn làm tràn 518 tấn dầu DO. Từ cuối năm 2006 – 2007 hàng loạt địa phương dọc bờ biển Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng dầu vón cục như Quảng Nam, Vũng Tàu, Thừa Thiên – Huế, làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái ven biển cũng như các khu vực nghỉ dưỡng ven biển.

Cuối tháng 10/2007, tàu vận tải biển New Oriental bị lâm nạn và chìm đắm ở vùng biển xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vết dầu đã loang ra cách vị trí tàu bị chìm về hướng Tây Nam khoảng 500 m với diện rộng, ước tính khoảng 25 ha.

Khả năng giám sát dầu tràn bằng ảnh viễn thám và GIS

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS phục vụ giám sát sự cố ô nhiễm dầu tràn là một giải pháp hữu hiệu và khả thi. Dầu loang khiến độ nhám của mặt biển, sông thay đổi, do đó khi sử dụng ảnh radar có thể thấy được sự khác biệt và nhận biết được các vệt dầu. Tùy từng nguyên nhân khác nhau mà hình thái của các vệt dầu cũng khác nhau, dựa vào việc phân tích thời gian, địa điểm hình thái ghi nhận vệt dầu có thể xác định được nguồn gốc của chúng.

Việc giám sát dầu tràn có thể diễn ra liên tục hoặc khi có thông tin về dầu tràn. Đối với các hoạt động giám sát liên tục, khu vực giám sát sẽ được đặt ảnh khi có vệ tinh đi qua. Ảnh thu thập sẽ được xử lý và phân tích, tìm kiếm các vệt dầu trên biển. Khi xác định được các vùng có dầu tràn, các dữ liệu liên quan đến vệt dầu, dòng chảy, sóng biển, nhiệt độ của bề mặt biển sẽ được sử dụng tích hợp trong môi trường GIS, phục vụ phân tích xác định nguyên nhân dầu tràn. Việc phân tích ảnh có thể xác định được kích thước vệt dầu, loại dầu (dầu thô hay dầu đã qua tinh chế), vệt dầu tràn xuất hiện quanh khu vực phát hiện trên ảnh hay ở nơi khác được dòng chảy đưa đến. Từ đó có thể tìm ra phương án xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Hiện nay, dữ liệu viễn thám đa dạng và được thu nhận với tần suất lặp lại liên tục, có khả năng cung cấp thông tin giám sát tràn dầu hiệu quả. Tuy nhiên, các dữ liệu viễn thám chụp liên tục phục vụ giám sát tràn dầu đối với vùng biển Việt Nam đòi hỏi nguồn kinh phí thường xuyên và lớn nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu giám sát thường xuyên.

Như vậy, bên cạnh việc sử dụng công cụ viễn thám của GIS để có thể giám sát sự xuất hiện của các vệt dầu thì cũng cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cá nhân khi di chuyển trên biển, trong quá trình sản xuất. Mỗi đơn vị cần đào tạo nhân viên về trình độ để có thể kĩ năng ứng phó sự cố đồng thời cung cấp các trang thiết bị giúp ứng phó sự cố như PHAO THẤM DẦU, TẤM THẤM DẦU, GỐI THẤM DẦU, CUỘN THẤM DẦU, XƠ BÔNG THẤM DẦU. Nhằm đem lai những giải pháp tiên tiến giúp các công ty, doan nghiệp nhiệt điện…có được những sản phẩm tối ưu giúp khắc phục được các sự cố đó, Bignanotech đưa ra đời các dòng sản phẩm giúp ứng phó các sự cố do dầu gây ra như PHAO THẤM DẦU, TẤM THẤM DẦU, GỐI THẤM DÂU, CUỘN THẤM DẦU, XƠ BÔNG THẤM DẦU .