Vào khoảng những ngày cuối cùng của năm 2019, mọi sự hối hả tất bật đã dần bớt lại để rồi chợt thấy thanh thản bình yên, mọi lo toan gánh nặng đều được trút bỏ để đón nhận một năm mới đầy hy vọng. Mọi người đều chuẩn bị sẵn cho mình tâm thế nghỉ ngơi và đi du lịch là sự lựa chọn đầu tiên cho những ngày cuối năm này. Nhưng bên cạnh đó thì sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán – Trung Quốc bùng lên khiến xã hội hoang mang và con virus này bắt đầu lây lan ra cộng đồng trên toàn thế giới. Với sự phát tán của nó thì không ai có thể ngờ được và cuối những ngày xuân ở Việt Nam đã phải đối mặt với dịch bệnh này. Với công tác phòng, chống dịch của nước ta thì sau 3 tháng chiến đấu của Nhà nước cũng như ý chí của mọi người dân thì chúng ta cũng đón nhận một mùa hè đúng nghĩa, một mùa du lịch lại bắt đầu trở lại và rồi khi đỉnh điểm thời gian tận hưởng mùa hè thì mùa dịch lại quay trở lại. Điều đó đang luẩn quẩn trong cuộc sống chúng ta nhưng chính sự quay vòng đó là cơ hội hay mối nguy của môi trường, tác động tới môi trường ra sao?
Cứ tới mùa du lịch là điều đáng báo động cho môi trường về sự ô nhiễm, đã có nhiều chính sách được đặt ra để phát triển nền du lịch giảm bớt ô nhiễm môi trường, tuy nhiên vấn đề thực thi vẫn luôn là thách thức lớn nhất khi triển khai thực hiện. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch: “Năm 1995, tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước ước khoảng 11.388 tấn; năm 2000 là 19.146 tấn thì đến năm 2008 con số đó đã tăng lên khoảng 32.273 tấn và dao động gần 50.000 tấn từ năm 2010 - 2012. Tổng lượng chất thải lỏng tương ứng qua các năm 1995, 2000, 2008 là 1.775.394 m3; 2.971.852 m3 và 4.817.000 m3. Như vậy, cùng với sự gia tăng về lưu lượng khách thì các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch. Đối với một số đô thị du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh… áp lực này càng lớn, cao điểm là vào mùa du lịch.” Sự quả tải của du khách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái khu du lịch và làm tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoạt động du lịch cũng làm tăng khí thải, tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt là các đô thị, thành phố lớn. Nhiều cảnh quan, hệ sinh thái nhạy cảm, các vùng ven biển, khu bảo tồn,.. cũng bị suy giảm về cảnh quan, một phần lớn chính là do ý thức của người dân, mối nguy của môi trường. Nhưng trong đỉnh điểm mùa du lịch thì mùa dịch bắt đầu quay trở lại tập trung ở thành phố lớn Đà Nẵng, điều đó không ai có thể ngờ được trong chính thời gian nghỉ ngơi của mùa du lịch thì mùa dịch lại ập tới. Nhưng đây là cơ hội cho môi trường phát triển trong xanh hơn, việc giữ gìn giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang là yếu tố cấp thiết và then chốt trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay, điều này càng khẳng định việc giữ gìn vệ sinh môi trường là hết sức quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Chính vì thế, người dân chung tay bảo vệ môi trường chính là góp phần đẩy lùi dịch bệnh. “Chính những yếu tố thời tiết này cùng với việc hạn chế, giảm thiểu các hoạt động sản xuất, giao thông… do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid – 19 đã khiến cho chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội và một số đô thị trên cả nước có sự thay đổi so với những tháng trước”, Tổng cục Môi trường cho biết. Vậy thì mức độ ô nhiễm môi trường cũng sẽ được giảm dần, mọi người dân bên cạnh việc cùng Nhà nước phòng, chống chung tay đẩy lùi bệnh dịch thì cũng đang cùng góp phần làm môi trường tốt đẹp hơn rất nhiều.
BIG Nano Tech cũng chung tay vì môi trường và góp phần thúc đẩy nền kinh tế nên đã đưa dây chuyền sản xuất Giấy kháng khuẩn Meltblown hoạt động mạnh sẽ hơn và thúc đẩy sản lượng đưa tới các nhà sản xuất khẩu trang sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn y tế trao đến người tiêu dùng những chiếc khẩu trang an toàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh chúng ta.
Nguồn: Bignanotech