Trong những năm gần đây, tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến những tác động của các chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, môi trường sống nói chung và đặc biệt là ô nhiễm các nguồn nước và đại dương trên bề mặt trái đất. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này phần lớn là do con người sử dụng các loại hóa chất và nhiên liệu từ nhiều nguồn gốc khác nhau, đặc biệt là dầu mỏ. Mặc dù giá trị sử dụng của dầu mỏ rất lớn, nhưng do tính chất nguy hiểm của nó (dễ cháy nổ, ô nhiễm cao). Hàng năm chúng ta vẫn phải chứng kiến rất nhiều những vụ tai nạn từ các tàu dầu làm hàng triệu tấn dầu bị tràn ra biển gây những hậu quả rất lớn đến tài nguyên và môi trường biển trên trái đất.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó và trên cơ sở kết quả một số nghiên cứu từ trong và ngoài nước, đã đưa ra một số giải pháp hữu hiệu và mang tính khả thi cao nhằm làm xử lý các loại dầu tràn gây ô nhiễm môi trường biển từ các tàu chở dầu hiện nay. Đồng thời hạn chế những tác động xấu tới tài nguyên và môi trường biển do các hoạt động hàng hải gây ra.
1. Tổng quan về ô nhiễm biển do dầu
1.1. Các nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm do dầu
Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn tàu dầu và các thao tác hàng ngày từ các tàu chở dầu. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàng năm trên thế giới có khoảng 3,5 triệu tấn dầu từ tất cả các nguồn đã bị đổ xuống biển, trong đó 400.000 tấn là do tai nạn trên biển, 700.000 tấn do thao tác từ các tàu chở dầu, 300.000 tấn do đổ tháo nước dằn có lẫn dầu và 50.000 tấn do thao tác đưa tàu lên đà sửa chữa.
1.2. Ảnh hưởng từ ô nhiễm dầu tới môi trường và hệ sinh thái biển
Qua rất nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy, ô nhiễm dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh vật phù du, với tảo biển, với rừng ngập mặn, với hệ thủy - hải sản, với du lịch và hoạt động giải trí...
2. Các giải pháp cơ bản thường được áp dụng để xử lý dầu tràn
2.1. Sử dụng phao quây để ngăn dầu trên mặt nước
Phao quây dầu là một loại phao được dùng để thu gom, quây chặn dầu tràn. Đối với tàu ở giai đoạn đầu khi dầu tràn ra biển, phao quây sẽ có tác dụng vây quanh tàu, khống chế và thu hẹp sự lan toả dầu trên mặt nước, gom dầu vào một khu vực cố định để tiện cho công tác hót vớt và xử lý đạt hiệu quả cao nhất. Phao ngăn dầu có thân phao ngoài ra còn có dây neo, tấm nối liên kết giữa các tiết phao với nhau.
Ví dụ: Phao quây thấm dầu B620 do Việt Nam sản xuất
- Thân phao : Đường kính 20 centimet, dài 6 mét được làm từ công nghệ nano với khả năng thấm hút siêu việt
- Sản phẩm có có độ bền cao, chống ô-xy hoá và ăn mòn nước biển.
- Khớp nối: được làm bằng hợp kim nhôm có thể nối dài các phao với nhau
Vì chức năng quan trọng của phao ngăn dầu là ngăn chặn thu gom và chuyển hướng dầu ra khỏi vùng nhạy cảm. Do đó nó cần phải linh hoạt để phù hợp với chuyển động của sóng, đồng thời phải có độ mềm dẻo thích hợp để giữ lại dầu. Bởi vậy khi thiết kế hay nhập mua các loại phao ngăn dầu cần phải chú ý đến một số vấn đề như cấu tạo thế nào để dễ vận chuyển và cất giữ, có đặc thù riêng để chịu được sóng và ngăn được dầu đạt hiệu quả nhất. Để đối phó với các sự cố tràn đâu có thể xảy ra ở các tàu chở dầu Việt Nam hiện nay, phải có sự chuẩn bị sẵn sàng số lượng phao ngăn dầu sao cho phù hợp với điều kiện thực thế từng tàu. Theo số liệu của một số nước châu Á đã dự trữ cho số lượng phao ngăn dầu của họ dựa trên cơ sở tổng số lượng dầu xuất – nhập khẩu hàng năm của từng nước.
2.2. Sử dụng các thiết bị thu hồi dầu trên mặt biển
Đây là giải pháp hữu hiệu tiếp theo dùng để thu hồi, gom dầu từ mặt nước sau khi dùng phao quây để khống chế chúng. Thông thường, ta hay dùng các loại máy hút dầu (hoặc máng hót dầu) để thu hồi phần dầu nổi và lơ lửng sát mặt nước. Có rất nhiều loại máy (máng) hót dầu được sử dụng hiện nay và có thể chia ra các loại sau :
- Máy hút có đầu hút dầu nổi;
- Máy hút dùng bơm phun trộn lẫn nước với không khí;
- Máy hút có đầu nổi và bộ phận chắn dầu;
- Máy hút kiểu trống quay/ đĩa/ đai/ băng lau thấm dầu;
- Máng hót kiểu đăng cá;
- Máng hót kiểu ngăn dòng;
- Máng hót kiểu đĩa bám đầu ;
- Máng hót chân không;
- Máng hót xoáy lốc.
Các loại máy hút (máng hót) kể trên có thể chia thành 2 loại :
- Loại cố định : Không thể tự di chuyển được;
- Loại cơ động - tự hành: Có chân vịt tự di chuyển được.
Dù sử dụng loại máy hút hay máng hót dầu kiểu nào, thì nhiệm vụ cơ bản của thiết bị chuyên dùng này là để thu gom (hút, hót) dầu trôi nổi trên mặt nước hoặc lơ lửng sát với mặt nước. Phần dầu chìm do tác động ngoại cảnh không có tác dụng với loại thiết bị này. Bởi vậy, một trong những lưu ý khi sử dụng loại thiết bị này là mang nặng yếu tố kịp thời và cơ động (giống với sử dụng phao vây ngăn dầu). Nghĩa là sau khi đã tràn dầu ra khỏi tàu, phải kịp thời dùng phao vây lại ngay sau đó sử dụng luôn máy (máng) chuyên dụng này để thu gom dầu khỏi mặt nước càng sớm càng tốt.
BIGNANOTECH LÀ ĐƠN VỊ CUNG CẤP VẬT TƯ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC ĐƠN VỊ XĂNG DẦU, NHÀ XƯỞNG, CẢNG BIỂN
CÔNG TY TNHH MTV BIGNANO TECHNOLOGY
Khách hàng có nhu cầu mua sắm vật tư ứng phó sự cố môi trường vui lòng liên hệ hotline : 0868939595 - 094 386 7099