đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Với những hành vi tràn đổ dầu như vậy thì pháp luật có những quy định nào để xử phạt những hành vi vi phạm để xảy ra những sự cố đó không?

Theo điều 10 và điều 11 của Nghị định số 67/2017/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, hành vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu và hành vi vi phạm về an toàn đường ống vận chuyển khí trên đất liền đều bị xử phạt hành chính với mức phạt lên đến 200 triệu đồng.

  

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đối với hành vi như nổ mìn, khai thác đá trong phạm vi khu vực ảnh hưởng tính từ ranh giới hành lang an toàn đến ranh giới khu vực ảnh hưởng.

- Doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt từ 60 triệu đến 80 triệu đối với hành vi không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu để được phê duyệt.

- Phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi tiến hành các hoạt động dầu khí. Riêng đối với những hành vi vi phạm quy định về an toàn đường ống vận chuyển khí trên đất liền mức phạt sẽ như sau:

- Phạt từ 160 triệu đến 200 triệu đối với những hành vi vi phạm sau đây

  • Không thực hiện đứng quy định về độ dày thành ống.
  • Không thực hiện đứng quy định về độ sâu của đường ống ngầm
  • Không thực hiện đúng quy định về thiết kế, thi công đường ống mới
  • Không xây dựng đầy đủ các tài liệu quản lý an toàn bao gồm: Chương trình quản lý an toàn, Báo cáo đánh giá rủi ro, Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp định kỳ, hoán cải lớn về công nghệ theo quy định, Không xây dựng các thủ tục, quy trình liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng đường ống; Không tính toán lại áp suất vận hành tối đa định kỳ theo quy định của pháp luật; Không có kế hoạch bảo dưỡng, tổ chức kiểm tra, sửa chữa hư hỏng; Không tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát, sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỳ, các văn bản xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục;Không duy trì các biển báo tuyến ống ở những nơi cần thiết phải lắp đặt các biển chú ý, biển cảnh cáo và cọc ranh giới; Không có phương án thiết kế và biện pháp thi công được các cấp phê duyệt tại các khu vực giao cắt qua dải đất tuyến ống hoặc hành lang an toàn tuyến ống.

Như vậy, tùy vào từng hành vi cụ thể mà chủ thể có hành vi vi phạm sẽ chịu mức phạt tiền khác nhau. Đáng lưu ý là Điều 10 Nghị định 67/2017/NĐ-CP chỉ xử phạt đối với một số hành vi cụ thể nhất định. Những hành vi vi phạm khác về ứng phó sự cố tràn dầu được xử phạt theo các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trên đây là những tư vấn của Ban biên tập thư ký luật về biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý đọc giả.